Phương pháp tạo hình Đồ gốm

Một thợ gốm tạo hình một đồ vật gốm trên bàn xoay thợ gốm chạy bằng điện

Đồ gốm có thể được định hình bằng một loạt các phương pháp bao gồm:

  • Tạo hình bằng tay. Đây là phương pháp tạo hình sớm nhất. Đồ gốm có thể được tạo hình bằng tay từ các cuộn đất sét, kết hợp với các tấm đất sét phẳng, hoặc nặn các cục đất sét rắn hoặc một số kết hợp của các cách thức này. Các bộ phận của xương gốm được tạo hình bằng tay thường được ghép nối với nhau với sự trợ giúp của nước áo, một thể huyền phù lỏng của đất sét và nước. Một xương gốm đất sét có thể được trang trí trước hoặc sau khi nung. Trước một số quy trình tạo hình, đất sét phải được chuẩn bị, chẳng hạn như các bộ đồ ăn, mặc dù một số nghệ nhân gốm thấy việc tạo hình bằng tay là có lợi hơn để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật có một không hai.
Bàn xoay đá cổ điển của thợ gốm ở Erfurt, Đức.
  • Bàn xoay gốm. Trong một quá trình gọi là vuốt hay trau hoặc nắn hình (vặn hoặc xoay),[16]) một cục đất sét được đặt ở trung tâm của một bàn có thể xoay được, được gọi là đầu bàn xoay, được người thợ gốm quay bằng gậy, sức chân hoặc bằng động cơ điện có thể thay đổi tốc độ.
    • Trong quá trình trau, bàn xoay quay trong khi cục đất sét mềm được ép, bóp và kéo nhẹ lên trên và hướng ra ngoài thành một hình rỗng. Bước đầu tiên của việc ép cục đất sét xị xuống và vào trong thành khối đối xứng xoay hoàn hảo được gọi là định tâm khối đất sét, một kỹ năng quan trọng nhất cần làm chủ trước các bước tiếp theo: mở (tạo một lỗ rỗng ở giữa khối đất sét), tạo đáy (làm đáy phẳng hoặc thuôn tròn bên trong bình), vuốt hoặc trau (kéo lên và tạo hình các vách đến độ dày đồng đều), và xén tỉa hoặc xoay (loại bỏ đất sét dư thừa để tinh chỉnh hình dạng hoặc để tạo ra một chân gốm).
    • Kỹ năng và kinh nghiệm đáng kể được yêu cầu để tạo hình ra các bình chậu đạt tiêu chuẩn chấp nhận được, và trong khi các sản phẩm có thể có giá trị nghệ thuật cao thì khả năng tái tạo của phương pháp này lại kém.[13] Do những hạn chế vốn có của nó, vuốt chỉ có thể được sử dụng để tạo ra các đồ gốm có tính đối xứng xuyên tâm trên một trục thẳng đứng. Những vật phẩm sau đó có thể được thay đổi bằng cách nén xuống, làm phình ra, chạm khắc, xoi rãnh và rạch. Ngoài đôi bàn tay của thợ gốm, các kỹ thuật này có thể sử dụng các công cụ, bao gồm các cánh gạt, cữ chặn, tấm tạo gờ và những dụng cụ chuyên dùng để cắt hoặc khoét lỗ như dao, dụng cụ xoi rãnh, công cụ hình kim và dây. Các vật phẩm vuốt có thể được sửa đổi thêm bằng cách đính kèm tay cầm, nắp, chân và vòi.
  • Ép hạt: Như tên gọi cho thấy, đây là hoạt động tạo hình gốm bằng cách ép đất sét trong điều kiện bán khô và tạo hạt trong khuôn. Đất sét được ép vào khuôn bởi một khuôn xốp qua đó nước được bơm ở áp suất cao. Đất sét hạt được chuẩn bị bằng cách sấy phun để tạo ra một vật liệu mịn và chảy tự do có độ ẩm từ khoảng 5 đến 6 phần trăm. Ép hạt, còn được gọi là ép bụi, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất gạch men và các đĩa gốm.
  • Đúc phun: Đây là một quá trình tạo hình được điều chỉnh cho ngành công nghiệp bộ đồ ăn từ phương pháp được thiết lập từ lâu để tạo hình nhựa nhiệt dẻo và một số thành phần kim loại.[17] Nó được gọi là đúc phun sứ, hoặc PIM.[18] Được sản xuất hàng loạt các sản phẩm có hình dạng phức tạp, một ưu điểm đáng kể của kỹ thuật này là cho phép sản xuất một chiếc cốc, bao gồm cả tay cầm, trong một quy trình duy nhất, và do đó loại bỏ hoạt động cố định tay cầm và tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa cốc và tay cầm.[19] Liệu đầu vào cho khuôn là hỗn hợp của khoảng 50 đến 60 phần trăm vật liệu xương gốm chưa nung ở dạng bột, cùng với 40 đến 50 phần trăm phụ gia hữu cơ bao gồm chất kết dính, chất bôi trơn và chất hóa dẻo.[18] Kỹ thuật này không được sử dụng rộng rãi như các phương pháp tạo hình khác.[20]
  • Tiện ép ngang và tiện ép dọc: Những thao tác này được thực hiện trên bàn xoay gốm và cho phép giảm thời gian để làm cho đồ gốm đạt được hình dáng tiêu chuẩn. Tiện ép ngang là hoạt động đưa một công cụ định hình tiếp xúc với đất sét dẻo của một vật phẩm đang được xây làm, bản thân vật phẩm này được đặt trên một khuôn thạch cao quay trên bánh xe. Công cụ tiện ép ngang tạo hình một mặt trong khi khuôn tạo hình mặt kia. Tiện ép ngang chỉ được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm phẳng, chẳng hạn như các đĩa; nhưng một hoạt động tương tự là tiện ép dọc được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm rỗng như cốc. Tiện ép ngang và tiện ép dọc đã được sử dụng trong sản xuất gốm từ ít nhất là vào thế kỷ 18. Trong sản xuất nhà máy quy mô lớn, tiện ép ngang và tiện ép dọc thường được tự động hóa, cho phép các hoạt động được thực hiện bởi lao động bán lành nghề.
Hai khuôn cho đồ đất nung, với các phôi đúc hiện đại, từ Athens cổ đại, thế kỷ 5 TCN.
  • Máy đầu lăn: Máy này dùng để tạo hình các sản phẩm trên khuôn quay, như trong tiện ép ngang và tiện ép dọc, nhưng với một công cụ tạo hình xoay thay thế cho biên dạng cố định. Công cụ tạo hình quay là một hình nón nông có cùng đường kính với vật phẩm được định hình và được tạo hình theo dạng mong muốn của mặt sau của vật phẩm đang được làm. Các vật phẩm có thể được tạo hình theo cách này, sử dụng lao động tương đối không có kỹ năng, trong một thao tác với tốc độ khoảng mười hai vật phẩm mỗi phút, mặc dù điều này thay đổi theo kích thước của các sản phẩm được sản xuất. Được phát triển ở Anh ngay sau Thế chiến II bởi công ty Service Engineers, máy đầu lăn nhanh chóng được các nhà sản xuất trên khắp thế giới chấp nhận; chúng vẫn là phương pháp chủ yếu trong sản xuất đồ gốm phẳng.[21]
  • Đúc áp lực: Vật liệu polyme được phát triển đặc biệt cho phép khuôn chịu áp lực bên ngoài lên tới 4,0 MPa - cao hơn nhiều so với đúc nước áo trong khuôn thạch cao, trong đó các lực mao dẫn tương ứng với áp suất khoảng 0,1-0,2 MPa. Áp suất cao dẫn đến tốc độ đúc nhanh hơn nhiều và do đó, chu kỳ sản xuất nhanh hơn. Hơn nữa, việc áp dụng không khí áp suất cao qua các khuôn polyme khi tháo phôi có nghĩa là một chu trình đúc mới có thể được bắt đầu ngay lập tức trong cùng một khuôn, không giống như các khuôn thạch cao đòi hỏi thời gian sấy dài. Các vật liệu polymer có độ bền cao hơn nhiều so với thạch cao và do đó có thể làm ra các sản phẩm được tạo hình với dung sai kích thước tốt hơn và tuổi thọ khuôn dài hơn nhiều. Đúc áp lực được phát triển vào những năm 1970 để sản xuất thiết bị vệ sinh, mặc dù gần đây nó đã được áp dụng cho sản xuất bộ đồ ăn bằng gốm sứ.[22][23][24][25]
  • Ép búa thủy động (ép pít-tông): Cách này được sử dụng để tạo hình đồ bằng cách ép một xương đất sét đã chuẩn bị thành hình dạng theo yêu cầu giữa hai tấm khuôn đúc xốp. Sau khi ép, khí nén được thổi qua các tấm khuôn đúc xốp để giải phóng các đồ gốm đã được tạo hình.
  • Đúc nước áo: Cách này phù hợp để làm các đồ vật với hình dạng không thể được tạo ra bằng các phương pháp khác. Nước áo lỏng, được làm bằng cách pha trộn đất sét với nước, được rót vào khuôn thạch cao có độ hút nước cao. Nước từ nước áo bị hấp thụ vào khuôn và để lại một lớp đất sét che phủ các bề mặt bên trong của khuôn, có hình dạng giống như hình dạng bên trong của khuôn. Phần nước áo thừa được đổ ra khỏi khuôn, sau đó khuôn được tách ra để lấy vật đúc ra. Đúc nước áo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thiết bị vệ sinh và cũng được sử dụng để sản xuất các đồ vật có hình dạng phức tạp khác như ấm trà và các bức tượng nhỏ.
  • In 3D: Đây là tiến bộ mới nhất trong việc định hình các vật thể bằng gốm. Có hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất liên quan đến sự lắng đọng thành lớp của đất sét mềm, tương tự như in FDM. Phương pháp thứ hai là các kỹ thuật liên kết bột trong đó bột đất sét khô được hợp nhất với nhau theo từng lớp với một chất lỏng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm http://www.aboriginalculture.com.au/introduction.s... http://home.exetel.com.au/pottery/pottery/pottery.... http://www.brothers-handmade.com/potteryhistory.ht... http://www.ceramicindustry.com/Articles/Feature_Ar... http://www.ceramicstoday.com/articles/why_throwing... http://www.cleveland.com/world/index.ssf/2009/06/c... http://discovermagazine.com/1998/jun/japaneseroots... http://historynet.com/bh/bl-staffordshire-potterie... http://www.malaxi.com/perak/labu_sayong.html http://www.dorst.de/dorst_seite/Infolines_PDF/Info...